Bài Viết
Phương pháp đo độ cứng Rockwell
Thông tin ứng dụng

Phương pháp đo độ cứng Rockwell

Ngày

Phương pháp đo độ cứng Rockwell (HR)

Phương pháp Rockwell là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm. 

Điểm khác biệt so với phương pháp Brinell, đó là phương pháp Rockwell sẽ ấn 2 lần lên bề mặt mẫu thử. Chênh lệch độ lún sâu giữa 2 lần ấn lực sẽ được dùng để tính toán độ cứng. 

Như vậy, phương pháp này không cần hệ thống quang học để đo kích thước vết lõm. Đơn vị chung của thang đo Rockwell là HR (Hardness Rockwell).

Đo độ cứng HRB
Đo độ cứng HRB

Giống như thang đo độ cứng Brinel, thang đo Rockwell dựa vào đo độ sâu của vết lõm được tạo ra bởi một đầu kim cương hoặc một đầu bi lên trên bề mặt vật liệu. 

Không giống như phép thử Brinell, phép thử Rockwell tạo nên 2 phép đo độ sâu. Đầu bi di chuyển và tiếp xúc lên bề mặt vật liệu cần kiểm tra. Lực sơ cấp được sử dụng với một khoảng thời gian được cài đặt, sau đó đo độ sâu của vết lõm. 

Tiếp theo lực được tăng lên theo một tỉ lệ đã được cài đặt cho đến khi nó đạt được tổng lực. Lực này được giữ ổn định trong một khoảng thời gian được xác định trước, sau đó lực giảm xuống tới mức lực sơ cấp. 

Sau một khoảng thời gian được cài đặt độ sâu vết lõm được đo trong thời gian vài giây. Thông thường toàn bộ quá trình được thực hiện bởi máy tự động.

rockwell_hardnesstest.jpeg
Đo độ cứng HRC

Ở Việt Nam, chuẩn đo lường quốc gia về độ cứng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thể hiện đơn vị đo độ cứng theo HRC.

Đơn vị đo độ cứng HRC (Hardness Rockwell C) là đơn vị đo lượng độ cứng của vật liệu như thép SKD11, SKD61, SCM440, DC11. Trên máy đo độ cứng sử dụng đơn vị đo Rockwell thì có thang đo C (chữ đen) với mũi nhọn kim cương và lực ấn 150 kg. Thang C dùng để đo các vật liệu có độ cứng trung bình và cao.

Ưu điểm

  • Không cần hệ thống quang học. 
  • Nhanh chóng và dễ dàng. 
  • Không phụ thuộc vào người vận hành. 
  • Ít bị ảnh hưởng bởi độ nhám bề mặt. 

Nhược điểm

  • Nhiều thang đo khác nhau với mũi đo và tải trọng khác nhau.
  • Pham vi các chi tiết nhỏ, chính xác
  • Vật liệu tấm mỏng, vật liệu phủ mạ cho kết quả thường không chính xác

Bảng chuyển đổi đơn vị đo độ cứng

HRC – HRB – HB – HV
STTĐộ cứng HRCĐộ cứng HRBĐộ cứng HBĐộ cứng HV
165 711 
264 695 
363 681 
462 658 
561 642 
660 627 
759 613 
858 601746
957 592727
1056 572694
1155 552649
1254120534589
1353119513567
1452118504549
1551118486531
1650117469505
1749117468497
1848116456490
1947115445474
2046115430458

Các dòng máy đo độ cứng Rockwell nổi bật

Dòng máy đo độ cứng AFFRI - Ý

Máy đo Độ Cứng AFFRI - MRS SERIES
Máy đo Độ Cứng AFFRI - MRS SERIES

Là dòng máy kiểm tra độ cứng tự động theo phương pháp Rockwell, Superficial Rockwell, tự động với khả năng kiểm tra mẫu lớn hoặc nhỏ.

Máy đo độ cứng AFFRI - RSD SERIES
Máy đo độ cứng AFFRI - RSD SERIES

Là dòng thiết bị kiểm tra độ cứng Rockwell bán tự động có thể áp dụng cho những chi tiết lớn và đo với độ chính xác cao.

← Trở về
Các bài viết khác
Phương pháp đo độ cứng Leeb
Thông tin ứng dụng
Phương pháp đo độ cứng Leeb là phương pháp đo độ cứng di động ứng dụng cho kiểm tra độ cứng kim loại.
USM-Go.jpeg
Thông tin ứng dụng
Kiểm tra không phá hủy (NDT) chiếm phần lớn thử nghiệm được thực hiện trong ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật của chúng tôi.
hardness.jpeg
Thông tin ứng dụng
Độ cứng Brinell được xác định bằng cách nhấn một khối cầu thép lên bề mặt vật liệu cần đo, bi thép sẽ lún vào và tạo ra một vết lõm trên bề mặt vật liệu.

Bạn quan tâm đến sản phẩm?
Cần báo giá sản phẩm hoặc thiết bị?

Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí và chuyên nghiệp