Bài Viết
Phương pháp đo độ cứng Leeb
Thông tin ứng dụng

Phương pháp đo độ cứng Leeb

Ngày

Phương pháp đo độ cứng Leeb là phương pháp đo độ cứng di động ứng dụng cho kiểm tra độ cứng kim loại. Phương pháp này được phát triển vào năm 1975 bởi ông Leeb và ông Brandestini - nay thuộc hãng Proceq (Thuỵ Sĩ).

Nguyên lý đo độ cứng Leeb

Nguyên lý đo độ cứng Leeb dựa vào kiểm tra bật nảy (rebound). Một vật thể hình ống thẳng (impact body) và một mũi đo đặt ở bên trong ống, mũi đo bị tác động bởi một lực từ lò xo cố định sẽ tác động vào bề mặt vật liệu cần đo. Tại đây mũi đo sẽ để lại một vết lõm trên bề mặt vật liệu, độ cứng của vật liệu gây ra sự mất năng lượng của mũi đo này. Sự mất năng lượng này được đo bằng cách đo vận tốc Vi, Vr của mũi đo trước và sau khi va chạm với mẫu thử.

Vận tốc được đo bằng cách đặt một nam châm phía trong Impact body nó sẽ tạo ra một  dòng điện trên cuộn dây được đặt ở trong impact body, dòng điện này tỷ lệ thuận với vận tốc của mũi đo. Tín hiệu sau đó được xử lý và đưa ra giá trị độ cứng.

Cấu tạo đầu đo Leeb
Cấu tạo đầu đo Leeb

Đơn vị đo độ cứng bằng phương pháp Leeb

  • Đơn vị: HL (HLC, HLA, HLD....)
  • Đơn vị độ cứng HL có thể được chuyển đổi sang các đơn vị đo độ cứng thông thường khác theo tiêu chuẩn như: HV, HB, HRB, HRC, HRA, độ bền kéo của vật liệu…

Ưu điểm của máy đo độ cứng bằng phương pháp Leeb

  • Đo độ cứng cho các loại vật liệu như: sắt, thép, gang, và các loại hợp kim.
  • Máy đo độ cứng có kích thước nhỏ gọn, phù hợp để đo độ cứng ngoài hiện trường, đo độ cứng các vật lớn mà các dòng máy để bàn không thể đáp ứng được.
  • Đa dạng đầu đo phù hợp cho nhiều ứng dụng đo độ cứng khác nhau như: bánh răng, trục cán, trục khuỷu, mặt bích, hộp động cơ…
  • Máy đo độ cứng theo phương pháp Leeb là dòng máy di động, có khối lượng và kích thước nhỏ, phù hợp đo độ cứng ngoài hiện trường, đo các vật có kích thước lớn.
  • Thời gian kiểm tra nhanh, dễ sử dụng
  • Giá thành rẻ hơn so với các phương pháp khác
​​​​Đầu đo đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
​​​​Đầu đo đa dạng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau

Các dòng máy đo độ cứng Leeb nổi bật

Proceq Equotip 550
Proceq Equotip 550
Proceq Equotip Bambino 2 / Picolo 2
Proceq Equotip Bambino 2 / Picolo 2
Proceq Equotip Live Leeb D
Proceq Equotip Live Leeb D
← Trở về
Các bài viết khác
USM-Go.jpeg
Thông tin ứng dụng
Kiểm tra không phá hủy (NDT) chiếm phần lớn thử nghiệm được thực hiện trong ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật của chúng tôi.
Phương pháp đo độ cứng Rockwell
Thông tin ứng dụng
Phương pháp Rockwell là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm.
hardness.jpeg
Thông tin ứng dụng
Độ cứng Brinell được xác định bằng cách nhấn một khối cầu thép lên bề mặt vật liệu cần đo, bi thép sẽ lún vào và tạo ra một vết lõm trên bề mặt vật liệu.

Bạn quan tâm đến sản phẩm?
Cần báo giá sản phẩm hoặc thiết bị?

Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí và chuyên nghiệp