Giải pháp kiểm tra độ cứng thép tấm mỏng
Thép tấm mỏng là gì?
Thép tấm mỏng là loại thép có dạng tấm được cắt xẻ từ cuộn thép cán nguội. Tấm thép vẫn giữ nguyên những đặc tính ban đầu của thép cuộn cán nguội. Từ thép tấm lá người ta có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: thép ống, thép hình uốn, các loại sản phẩm đa dạng,…
Đặc tính vượt trội của Thép tấm mỏng
- Được sản xuất ở dạng tấm cứng có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt.
- Hiếm khi bị cong vênh hoặc móp méo trong khi gia công hoặc vận chuyển.
- Tính thẩm mỹ cao do toàn bộ các mép của tấm thép đều được gia công sắc nét, gọn gàng và hoàn toàn không bị xù xì.
- Đa dạng về độ dày và kích thước nên đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau trong xây dựng, gia công cơ khí, …
- Đặc biệt, thép tấm còn có khả năng chống lại sự tác động của các yếu tố môi trường. Dù để thép ở ngoài trời thì cũng không cần bảo quản quá kỹ lưỡng.
Thông số kỹ thuật của tấm thép mỏng
Thông số kỹ thuật của tấm thép mỏng cung cấp thông tin quan trọng về các tính chất, kích thước, dung sai của sản phẩm, giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm và đưa ra quyết định sử dụng phù hợp. Dưới đây là một số thông tin cụ thể mà thông số kỹ thuật tấm thép mỏng cung cấp.
Kích thước thép tấm mỏng thường dùng
Tiêu chí | Đơn vị | Tiêu chuẩn |
Vật liệu | PO, CR, GI/GA/EG, ZAM, Thép không gỉ (SUS) | |
Độ dày tấm thép | mm | 0.3 – 6.0 (với cuộn) tối đa 13mm ( nguyên liệu tấm) |
Chiều rộng cuộn mẹ | mm | 100 – 1,600 |
Chiều rộng nguyên liệu tấm | mm | 100 – 3,000 |
Khối lượng cuộn mẹ | Tối đa 25,000 | |
Đường kính trong cuộn mẹ | mm | 508/610/762 |
Đường kính ngoài cuộn mẹ | mm | Tối đa 2,000 |
Dung sai tiêu chuẩn của thép tấm mỏng
Tiêu chí | Đơn vị | Tiêu chuẩn |
Chiều dài | mm | 30 – 6,000 |
Dung sai độ dài | mm | ± 0.5 |
Dung sai đường chéo | mm | < 0.5/1,000 |
Bavia (mm) | mm | ≤ 0.05 |
Phủ bề mặt | Giấy, Vinyl |
Phân loại Thép tấm mỏng:
Hiện nay, trên thị trường, Thép tấm mỏng được phân chia thành 3 loại chính: Thép tấm mỏng đen, Thép tấm mỏng mạ kẽm và Thép tấm mỏng không gỉ (inox).
Thép tấm mỏng đen
- Nguyên liệu đầu vào sản xuất là thép tấm carbon.
- Cách nhận biết Thép tấm mỏng đen: Bề mặt sản phẩm có màu xanh đen đặc trưng của thép cacbon.
- Với đặc tính dễ bị oxy hóa, ăn mòn bởi môi trường xung quanh, không nên sử dụng Thép tấm mỏng đen trong các môi trường có điều kiện khắc nghiệt. Tuy nhiên vẫn có thể gia tăng tuổi thọ và khả năng chống ăn mòn bằng cách mạ kẽm, bôi dầu hoặc sơn lên bề mặt.
Thép tấm mỏng mạ kẽm
- Nguyên liệu đầu vào là thép cuộn mạ kẽm (là thép cuộn cán nguội đã được mạ một lớp kẽm trên hai bề mặt)
- Cách nhận biết Thép tấm mỏng mạ kẽm: Bề mặt sản phẩm có hoa kẽm hoặc màu xám, bóng và đẹp hơn.
- Nhờ lớp mạ kẽm, tấm thép có khả năng chống ăn mòn cao, chống chịu tốt với các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Độ bền cao giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Thép tấm mỏng không gỉ (inox)
- Nguyên liệu đầu vào là cuộn thép không gỉ
- Cách nhận biết Thép tấm mỏng không gỉ: Bề mặt sản phẩm có màu xám trắng, nhẵn bóng.
- Thép tấm mỏng không gỉ có khả năng chống ăn mòn tốt nhất so với các loại còn lại. Độ bề cao, kháng nhiệt tốt, mềm dẻo dễ tạo hình, … Do đó, Thép tấm mỏng không gỉ được ứng dụng phổ biến trong mọi lĩnh vực từ đời sống cho đến sản xuất công nghiệp.
Ứng dụng của Thép tấm mỏng
Thép tấm mỏng, cực mỏng, cho phép tiết kiệm từ 10 – 15% kim loại đầu vào cho quá trình sản xuất thép ống, thép hình uốn. Thép tấm mỏng được ứng dụng rất đa dạng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực của cuộc sống như:
Thép tấm mỏng đen
- Tủ đựng đồ
- Vách ngăn
- Công nghiệp phụ trợ
- Sản xuất máy móc, ống thép công nghiệp
- …
Thép tấm mỏng mạ kẽm
- Phụ kiện trong tủ lạnh, máy giặt, nóng lạnh
- Hệ thống thông gió nhà xưởng
- Hàng rào chắn trên đường cao tốc
- Sản xuất máy móc, ống thép công nghiệp
- …
Thép tấm mỏng không gỉ
- Quầy bếp, bàn ghế, đồ nội thất
- Công nghiệp phụ trợ
- Thiết bị, linh kiện điện tử
- …
Giải pháp kiểm tra độ cứng của Thép tấm mỏng
Thép tấm mỏng có nhiều độ dày khác nhau, tùy vào ứng dụng, nhưng loại phổ biến thường độ dày từ 0.2mm (2 dem/ zem) đến 1mm hay 1 ly (10 dem/ zem). Đây cũng là thách thức với 1 số dòng máy đo độ cứng hiện tại.
Hiện nay, 2 phương pháp đo độ cứng phổ biến được sử dụng để đo Thép tấm mỏng là Vickers và Rockwell.
Tuy nhiên, phương pháp Vickers lại yêu cầu bề mặt kiểm tra đủ tốt để có thể quan sát và đo được kích thước vết đâm, nên phương pháp này không phù hợp với nhiều loại thép.
Ngoài ra, chi phí để đầu tư máy đo độ cứng Vickers cũng khá cao và yêu cầu người sử dụng cũng phải có kỹ năng dụng máy tốt.
Với ứng dụng cho tấm mỏng thì Phương pháp Rockwell có những ưu điểm vượt trội hơn như:
- Chi phí đầu tư máy thấp hơn
- Thao tác đo đơn giản và tự động
- Kết quả ít bị ảnh hưởng bởi bề mặt thép cũng như kỹ năng người sử dụng thiết bị
Trong đó, thiết bị đo độ cứng Rockwell bề mặt (Superficial Rockwell hay Rockwell Super Surface) là dòng thiết bị ưu việt cho ứng dụng đo độ cứng các tấm kim loại rất mỏng từ 0.2mm (2 dem/ zem), như model 206 EXS của hãng Affri – Italia.
AFFRI 206 EXS
|
AFFRI là thương hiệu đến từ Ý, hình thành từ năm 1954, với kinh nghiệm hơn 70 năm về nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị đo độ cứng, Affri là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đo độ cứng với các phát mình được cấp bằng sáng chế và thiết bị có độ chính xác, độ bền cao.
Liên hệ tư vấn, demo: Phone/ Zalo (24/7) Huy - 0902 903 826