Bài Viết
Giải pháp kiểm soát kim loại nặng độc hại (RoHS) trong sản xuất nội thất
Thông tin ứng dụng

Giải pháp kiểm soát kim loại nặng độc hại (RoHS) trong sản xuất nội thất

Ngày

Tiêu chuẩn RoHS đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại thế giới bởi không chỉ đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người và môi trường mà nó còn là một trong những thước đo quan trọng đánh giá độ tin cậy của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm tiêu dùng nói chung và nội thất nói riêng.

Tiêu chuẩn RoHS là gì?

RoHS được viết tắt từ cụm từ Restrict of Hazardous Substances, là tiêu chuẩn được ban hành bởi Liên minh châu Âu thông qua các chỉ thị, quy định về việc hạn chế sử dụng một số chất độc hại trong vật liệu. Trong đó:

  • RoHS là Chỉ thị 2002/95 / EC, ban hành năm 2006.
  • RoHS 2 là Chỉ thị 2011/65 / EU, ban hành năm 2011.
  • RoHS 3 là Chỉ thị 2015/863, ban hành năm 2015 (có hiệu lực vào năm 2019)
rohs.jpg
Các tiêu chuẩn RoHS

Tại Việt nam, Bộ công thương cũng có 2 văn bản liên quan đến quản lý RoHS trong sản phẩm như sau:

  • Thông tư 30/2011/TT-BCT Thông tư quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử
  • Quyết định 4693/QĐ-BCT năm 2011 đính chính Thông tư 30/2011/TT-BCT quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Các chất hạn chế trong tiêu chuẩn RoHS

Ban đầu chỉ thị quy định hàm lượng sử dụng của 6 chất trong các sản phẩm điện và điện tử. Sau ngày 31 tháng 3 năm 2015 Chỉ thị (EU) 2015/863 được ban hành cập nhật thêm 4 chất là DEHP, BBP, DBP và DIBP nâng tổng số các chất hạn chế trong chỉ thị RoHS lên 10 chất như sau:

STTHóa chấtHàm lượng giới hạn cho phép
1Chì (Pb)0,1% khối lượng (1000 ppm)
2Thủy ngân (Hg)0,1% khối lượng (1000 ppm)
3Cadmium (Cd)0,01% khối lượng (100 ppm)
4Crom hóa trị sáu (Cr6+)0,1% khối lượng (1000 ppm)
5Polybromated biphenyls (PBB)0,1% khối lượng (1000 ppm)
6Polybromated diphenyl ete (PBDE)0,1% khối lượng (1000 ppm)
7Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP)0,1% khối lượng (1000 ppm)
8Butyl benzyl phthalate (BBP)0,1% khối lượng (1000 ppm)
9Dibutyl phthalate (DBP)0,1% khối lượng (1000 ppm)
10Diisobutyl phthalate (DIBP)0,1% khối lượng (1000 ppm)

Lợi thế của doanh nghiệp khi đạt tiêu chuẩn RoHS 

Đạt chứng nhận tiêu chuẩn RoHS là yêu cầu bắt buộc để các sản phẩm (trong danh mục phạm vi áp dụng) lưu thông tại thị trường rộng lớn EU. Việc tuân thủ các yêu cầu về hạn chế sử dụng chất độc hại theo tiêu chuẩn RoHS được giám sát bởi các cơ quan thực thi quốc gia như NMO (Văn phòng Đo lường Quốc gia). Nếu không tuân thủ, nhà sản xuất/phân phối sẽ phải chịu các hình phạt, mức phạt khác nhau giữa các quốc gia trong EU.

Tiêu chuẩn RoHS và các bộ tiêu chuẩn quốc tế tương đương giúp sản phẩm của doanh nghiệp được chứng minh một cách độc lập về tính tuân thủ. Tiêu chuẩn RoHS đảm bảo cho doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ pháp lý, đồng thời củng cố thêm niềm tin nơi khách hàng và đối tác kinh doanh.

tieu-chuan-rohs.jpg
Lợi ích khi đáp ứng tiêu chuẩn RoHS

Giải pháp kiểm soát thành phần kim loại nặng độc hại (RoHS) trong đồ nội thất

Như trình bày ở trên, trong 10 chất bị hạn chế thì có 4 chất thuộc nhóm kim loại là Chì (Pb), Thủy Ngân (Hg), Cadmium (Cd), Crom hóa trị sáu (Cr 6+). Trong lĩnh vực sản xuất nội thất, ngoại trừ chì trong sơn, các chất này thường xuất hiện trong các chi tiết trang trí bằng kim loại, chân giường ngủ, chân đèn, tay nắm cửa, bàn ghế, tủ, …

furniture.webp
Kiểm soát RoHS trong nội thất

Hiện nay, có nhiều phương pháp để phát hiện hàm lượng các kim loại độc hại, trong đó, phương pháp Quang phổ phát xạ - Optical Emissions Spectrometry (OES) được sử dụng rộng rãi và được biết đến như là phương pháp nhanh chóng với độ chính xác cao. 

Một số ưu điểm của phương pháp OES so với các phương pháp khác:

  • Thời gian phân tích nhanh
  • Khả năng phát hiện cao (lên đến 50 ppm)
  • Không yêu cầu quá nghiêm ngặt về chuẩn bị mẫu, dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
  • Độ bền cao, máy có thể hoạt động ở các khu vực khắc nghiệt, nhiệt độ cao và khói bụi như xưởng đúc, xưởng cơ khí.
  • Tổng chi phí đầu tư thấp nhất, giá thành thiết bị thấp hơn, ít vật tư tiêu hao.

Nổi bật trong các dòng thiết bị giá tầm trung, hiệu năng cao phải kể đến Foundry Master Smart - FMS của hãng Hitachi Hightech. 

Máy sản xuất tại Đức, với công nghệ cao giúp máy đảm bảo độ chính xác và ổn định tốt nhất. 

FMS.webp
  • Khả năng phân tích nhiều nền hợp kim khác nhau (tối đa tới 10 nền) tùy theo các chương trình phân tích được cài đặt (xem mô tả ở dưới)
  • Có thể phân tích tới 28 nguyên tố (với nền Fe); 24 nguyên tố (với nền Cu); 30 nguyên tố (với nền nhôm)
  • Giới hạn phát hiện (LOD) của 1 số nguyên tố đặc trưng (C: 30ppm; Si: 30ppm; P: 20ppm; S: 20ppm, Al: 20ppm; Mg: 5ppm….)
  • Giá kẹp mẫu mở 3 chiều cho phép được mẫu có hình dạng phức tạp và dễ dàng.
  • Hệ quang học Flat field-Multi-CCD optics với đường truyền quang trực tiếp (không sử dụng cáp quang)
  • Dải bước sóng phân tích 175-420 nm (Phủ mở rộng tới bước sóng 671 nm cho các nguyên tố Cu, Li, Na) 
  • Cấp kèm 1 cơ sở dữ liệu mác(GRADE database) với hơn 340,000 mác hợp kim với khoảng 12,000,000 tên gọi khác nhau (DIN/EN, ASTM, AISI, JIS, Gost… ).
  • Khối lượng: 35 kg

Liên hệ tư vấn, demo: Phone/ Zalo (24/7) Huy - 0902 903 826

← Trở về
Các bài viết khác
Phương pháp đo độ cứng Leeb
Thông tin ứng dụng
Phương pháp đo độ cứng Leeb là phương pháp đo độ cứng di động ứng dụng cho kiểm tra độ cứng kim loại.
USM-Go.jpeg
Thông tin ứng dụng
Kiểm tra không phá hủy (NDT) chiếm phần lớn thử nghiệm được thực hiện trong ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật của chúng tôi.
Phương pháp đo độ cứng Rockwell
Thông tin ứng dụng
Phương pháp Rockwell là một loại thang đo độ cứng phổ biến hiện nay, dựa trên phương pháp đo thuộc dạng ấn lõm.

Bạn quan tâm đến sản phẩm?
Cần báo giá sản phẩm hoặc thiết bị?

Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí và chuyên nghiệp